New88w: Trang Chủ

Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững ở Bình Phước

Thứ tư - 29/06/2022 08:06 1.769 0
Trước đây, gia đình ông Lê Văn Hiểu (xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) có hơn 1ha đất chủ yếu trồng hoa màu, năng suất thấp nên cái nghèo cứ đeo bám mãi.
Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững ở Bình Phước

Được tuyên truyền, vận động, năm 2020, ông Hiểu quyết định trồng 1ha bưởi da xanh. Chăm chỉ làm ăn, cuộc sống gia đình ông ngày càng ổn định. Mô hình trồng bưởi của ông Hiểu đã được nhiều bà con làm theo.

Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững ở Bình Phước
 Mô hình trồng tiêu tại xã Phú Nghĩa, New88w , tỉnh Bình Phước. 

Gia đình ông Nguyễn Văn Thông cũng ngụ xã Lộc Thạnh có gần 4ha đất, trước đây chủ yếu trồng hoa màu năng suất thấp, cuộc sống gia đình thiếu trước hụt sau. Tham gia lớp tập huấn kỹ thuật do địa phương tổ chức và được vay vốn ưu đãi, năm 2020, ông Thông quyết định trồng 3ha cỏ để nuôi dê. Ban đầu chỉ với 5 con dê, đến nay ông đã có đàn dê 25 con. Bình quân cứ 6 tháng, ông xuất chuồng 12 con, thu về hơn 3 triệu đồng/con. Làm ăn có lãi, ông Thông tích cực hướng dẫn mô hình chăn nuôi dê cho bà con.

Trên đây là hai trong số nhiều hộ giảm nghèo bền vững ở vùng nông thôn, miền núi tỉnh Bình Phước thời gian gần đây. Giai đoạn 2022-2025, Bình Phước đặt mục tiêu bình quân mỗi năm giảm từ 2.000-2.500 hộ nghèo/năm, trong đó có 1.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đồng chí Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng nhằm quán triệt, triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, qua đó phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo sự ổn định xã hội, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững.

Triển khai thực hiện, các địa phương chủ động rà soát, thống kê, đánh giá chính xác hộ nghèo, cận nghèo. UBND tỉnh Bình Phước cũng triển khai các chỉ tiêu hỗ trợ hộ nghèo cụ thể về bảo đảm vốn vay ưu đãi cho 100% hộ nghèo, cận nghèo; xây dựng, hỗ trợ, phát triển, nhân rộng 22 mô hình giảm nghèo/năm; hỗ trợ ít nhất một thành viên trong hộ nghèo, cận nghèo có việc làm, hỗ trợ cây, con giống...

Mới đây, HĐND tỉnh Bình Phước đã phê duyệt nguồn vốn đầu tư 80 tỷ đồng để thực hiện các chương trình giảm nghèo trong năm 2022 và triển khai nhiều biện pháp giám sát bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn. Bên cạnh đó, Bình Phước cũng chủ động xây dựng, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng thiết yếu về giao thông, điện... tại những địa bàn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Tỉnh kết hợp lồng ghép triển khai các chương trình, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và địa phương cũng như nguồn vốn của doanh nghiệp, xã hội hóa vào thực hiện chương trình giảm nghèo. Các ban, ngành địa phương tích cực tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh kế, phát triển mô hình sản xuất sát từng địa bàn.

Theo chị Cao Thị Thanh May, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thạnh, với đặc thù địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức còn hạn chế, Hội Nông dân xã chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật cho nông dân, đồng thời phân công cán bộ, hội viên hỗ trợ hộ sản xuất cụ thể gắn với xây dựng những mô hình điểm, từ đó thay đổi tư duy từ sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, địa phương của không ít nông dân sang chủ động sản xuất, thoát nghèo trên mảnh đất của mình.

Hiện Bình Phước đã nhân rộng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả với đàn trâu, bò hơn 51.500 con, 15.100ha hồ tiêu, 12.830ha cây ăn trái... Các mô hình sản xuất đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân, thực hiện giảm nghèo bền vững.
                                                         Nguồn tin·​​​​​​: //www.qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây