New88w: Trang Chủ

Thực trạng của các nhà văn hóa cộng đồng, nhà văn hóa thôn, ấp hiện nay trên địa bàn huyện.

Thứ ba - 07/06/2011 10:51 4.884 0

Thực trạng của các nhà văn hóa cộng đồng, nhà văn hóa thôn, ấp hiện nay trên địa bàn huyện.

Nhà văn hóa cộng đồng thôn, ấp là nền tảng cho công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở bởi từ những hoạt động của nhà văn hóa phản ánh đầy đủ nhất giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại của cộng đồng dân cư.
              Theo số liệu khảo sát năm 2010 của Phòng Văn hóa và Thông tin, trên địa bàn huyện có 116 /151 thôn, ấp có nhà văn hóa chiếm 76,8%, trong đó có 40 nhà văn hóa cộng đồng được xây dựng từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa (38 nhà văn hóa cộng đồng do ngân sách của tỉnh xây dựng trị giá 100 triệu đồng, 02 nhà văn hóa do ngân sách trung ương xây dựng tại thôn Bù La xã Bù Gia Mập trị giá 552 triệu đồng và nhà văn hóa thôn Hai Căn xã Phú Nghĩa trị giá 796,170 triệu đồng) số còn lại là nhà văn hóa thôn, ấp (Hội trường thôn, ấp, trụ sở thôn, ấp…) được xây dựng từ nhiều nguồn vốn khác nhau.
 
Đầu tư xây dựng nhà văn hóa cộng đồng thôn, ấp là thể hiện sự quan tâm của Đảng chính quyền các ngành, các cấp trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhà văn hóa cộng đồng thôn, ấp không chỉ là nơi để sinh hoạt văn nghệ quần chúng mà còn là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa - xã hội đối với nhân dân địa phương.

                           

                         Nhà văn hóa cộng đồng thôn Bù Ha xã Bình Thắng xây dựng xong từ 2007 

               đến nay vẫn chưa có điện thắp sáng và chưa được bàn giao để đưa vào hoạt động

                 Tuy nhiên thực tế hoạt động của hệ thống các nhà văn hóa cộng đồng, thôn ấp hiện nay chưa thực sự đem lại hiệu quả do một số nguyên nhân chủ yếu sau.

- Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên không đảm bảo, chủ yếu là vận động nhân dân đóng góp, các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt còn thiếu hoặc đã hư hỏng, các nhà văn hóa cũng đã bắt đầu xuống cấp không có kinh phí tu sửa.
- Sự phối hợp giữa các tổ chức, ban ngành đoàn thể ở địa phương chưa chặt chẽ. Tổ chức cán bộ quản lý cấp cơ sở còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ thôn ấp thường xuyên thay đổi. Trưởng Ban chủ nhiệm thường là trưởng hoặc phó thôn, ấp, Bí thư chi bộ …kiêm nhiệm vụ nên rất nhiều việc. Mặt khác họ không có chế độ phụ cấp dẫn đến sự thiếu nhiệt tình và thiếu sự phối hợp trong công việc, hơn nữa hầu hết cán bộ thôn ấp không được đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến việc thiếu kỹ năng trong công tác quản lý và hoạt động.
- Khuôn viên, sân bãi chật hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu tổ chức các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, thể dục thể thao cho người dân… một số nhà văn hóa không có sân bãi do không có quỹ đất…
Tại Hội nghị chuyên đề về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nhà văn hóa cộng đồng; nhà văn hóa thôn ấp trên địa bàn tỉnh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức vào tháng 12 năm 2010 đã đưa ra nhiều kiến nghị đối với các cấp chính quyền và các ban ngành chức năng từ cấp thôn, ấp đến cấp tỉnh. Trong đó có một số kiến nghị cụ thể như:
Cần thống nhất tên gọi chung cho các nhà văn hóa cộng đồng thôn, ấp theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 96/2004/QĐ-UBND ngày 20/10/2004 của UBND tỉnh. Các nhà văn hóa thôn, ấp nên thống nhất tên gọi là Hội trường thôn ấp.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các Ban chủ nhiệm.
UBND các huyện cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động, xem xét, điều chỉnh Quy chế tổ chức, quản lý hoạt động nhà văn hóa cộng đồng thôn, ấp phù hợp với tình hình.
Đầu tư trang thiết bị loa đài, bàn ghế, tủ sách pháp luật, các đầu sách chuyên môn phục vụ sinh hoạt của người dân.
Các đơn vị chuyên môn cần tăng cường công tác hướng dẫn tổ chức hoạt động; xây dựng kế hoạch, lập dự trù kinh phí hàng năm.
UBND các xã hỗ trợ tiền điện, nước sinh hoạt, tiền lương cho Ban chủ nhiệm các nhà văn hóa cộng đồng thôn, ấp. Nêu cao vai trò trách nhiệm trong quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của nhà văn hóa cộng đồng.
Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành đoàn thể ở địa phương xêm đây là lực lượng nòng cốt để tổ chức các hoạt động thu hút nhân dân.
Đối với các nhà văn hóa thôn ấp cần vận động các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn hỗ trợ kinh phí để đảm bảo thường xuyên các hoạt động các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.
Những giải pháp đưa ra là vậy, song để thực hiện có hiệu quả những vấn đề nêu trên không chỉ là nỗ lực của ngành văn hóa mà cần sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban,ngành, đoàn thể cùng toàn thể nhân dân./.
                                                       
                                                               Lý Thị Thoa- Phòng VHTT

 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây